25 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu 2010, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 979,8 triệu USD chiếm 45,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 584,8 triệu USD chiếm 27,3%, đứng thứ 3 là Singapore với tổng vốn đăng ký 146,7 triệu USD chiếm 6,9%
Cũng
trong 3 tháng đầu năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
giải ngân được 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là mức tăng
khá cao trong 3 tháng đầu tiên của năm 2010.
Theo
các báo cáo nhận được, trong 3 tháng đầu năm 2010 cả nước có 139 dự án mới được
cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới chỉ bằng 59,5
% so với cùng kỳ 2010 nhưng 1,9 tỷ USD đăng ký mới cũng là con số khá cao
trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Trong
3 tháng đầu năm 2010, có 41 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký
tăng thêm là 215 triệu USD, bằng 5,2% so với cùng kỳ năm trước Vốn tăng thêm
trong 3 tháng đầu năm 2010 thấp thể hiện khó khăn trong việc mở rộng sản xuất
kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tính
chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 3
tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam
2,13 tỷ USD, bằng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Một số dự án lớn được cấp phép
mới đáng chú ý như: dự án Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục
tiêu XD, KD Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại, kd bất động
sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu USD; dự án kho
ngầm chứa xăng dầu tại KKT Dung Quất với tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD, dự
án Công ty TNHH đầu tư Daewon - Bình Khánh để kinh doanh bất động sản tại TP Hồ
Chí Minh với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD; dự án Công ty TNHH CZ Slovakia Việt
Nam của nhà đầu tư Slovakia để kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 100
triệu USD; dự án Công ty TNHH Promenada Canany của Thái Lan với mục tiêu xây
dựng, quản lý, vận hành 1 tòa nhà trung tâm thương mại để cho thuê với tổng vốn
đầu tư 95 triệu USD.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu
của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 3 tháng đầu năm ước đạt 8 tỷ USD, tăng 29,6%
so với cùng. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu khoảng 6,68 tỷ USD
tăng 40,5% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 3 tháng đầu năm uớc
đạt 7,1 tỷ USD, tăng 53,1% so với cùng kỳ./.